Ghép Xương

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Ghép Xương
Ngày đăng: 19/04/2021 12:39 PM

Cấy ghép Implant đã cách mạng hóa nha khoa hiện đại. Nó cung cấp một cách hiệu quả để thay thế những chiếc răng bị mất do sâu răng nghiêm trọng, nhiễm trùng, bệnh nướu răng (viêm nha chu) hoặc chấn thương.

Nhiều người nhận thức được lợi ích của việc cấy ghép răng , nhưng một khía cạnh của quy trình này mà ít được biết đến là sự cần thiết phải ghép xương để cấy ghép răng.

1. Mọi điều bạn cần biết về ghép xương để cấy ghép Implant

Rất có thể bạn đã nghe cụm từ cấy ghép Implant một vài lần, ngay cả khi bạn không biết nhiều về chúng là gì. Mặt khác, ghép xương là một cụm từ ít được biết đến hơn nhiều. Đây là một động thái mỉa mai vì ghép xương và cấy ghép Implant thường song hành với nhau trong ngành nha khoa.

Ghép xương răng (Cấy ghép màng xương) trong trồng răng Implant là kỹ thuật sử dụng những miếng màng xương nhân tạo, để đặt trực tiếp vào vùng mô mềm vừa được ghép xương. Nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm. Nó cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa cấy ghép, giúp nhanh chóng lành thương hơn.

Màng xương sử dụng trong cấy ghép Implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô.

mọi thứ cần biết về ghép xương

Mọi điều bạn cần biết về ghép xương để cấy ghép Implant

Nếu bạn là một bệnh nhân nha khoa có thể được cấy ghép implant, điều quan trọng cần lưu ý là được thông báo trong buổi tư vấn rằng ghép xương để phẫu thuật cấy ghép implant là điều khá bình thường. Bạn sợ hãi cũng là điều bình thường. Rốt cuộc, ghép xương nghe có vẻ đáng sợ.

May mắn thay, đây không phải là một thủ tục bạn cần phải sợ hãi. Đây là một thói quen nha khoa thường xuyên vừa không đau vừa có thể đoán trước được.

2. Khi nào là cần thiết ghép xương?

Việc ghép xương để cấu ghép implant cần phải thực hiện khi phần xương hàm của bạn bị tiêu hao nhiều, có thể bị quá mềm hoặc không đủ dày. Điều này sẽ khiến cho phần xương hàm chịu lực nhai lớn và không thể thực hiện việc nâng đỡ trụ implant. Chính vì vậy, khách hàng cần phải ghép xương thì mới có thể nâng đỡ được trụ implant.

Thông thường, sau thời gian khoảng 1 tháng, phần xương nhân tạo sẽ được mọc thêm khoảng 1mm. Để có thể thực hiện cấy ghép implant thì phải cần đến 6 tháng thì xương mới phát triển như mong muốn. Sau đó, bạn phải cần tới 3 đến 6 tháng để thực hiện việc phục hình trên implant. 

3. Các kỹ thuật cấy xương hàm răng hiện nay:

Sau đây là các thủ thuật ghép xương phổ biến:

- Ghép xương tổng hợp (Synthetic)

Xương tổng hợp hay còn được gọi là xương nhân tạo với thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên.

- Ghép xương tự thân (Autograft)

Đây là quá trình lấy xương của bệnh nhân từ một vị trí khác (như xương cằm, xương chậu…) để ghép vào hàm. Phương pháp ghép xương này thường có kết quả tốt vì tính tương thích cao với cơ thể.

- Ghép xương đồng loại (Allograft)

Đây là quá trình lấy xương của người khác, sau quá trình được xử lý thì ghép vào vị trí thiếu xương.

- Ghép xương dị loại (Xenograft)

Quá trình ghép xương dị loại là lấy xương của loài động vật khác (ví dụ như xương bò). Sau khi được xử lý thì ghép vào vị trí cần xương cấy vào.

4. Quy trình thực hiện ghép xương

Để quá trình ghép xương diễn ra thuận lợi và thành công, các bác sĩ và các cơ sở nha khoa cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình 5 bước như sau:

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn.

Trước mỗi ca phẫu thuật, các bác sĩ cần thăm khám để khai thác thông tin từ người bệnh, nhằm hiểu rõ tình trạng của người bệnh.  và đưa ra những tư vấn phù hợp.

– Bước 2: Thực hiện sát khuẩn và gây tê

Việc sát khuẩn và gây tê trong mỗi ca phẫu thuật là vô cùng cần thiết. Sát khuẩn để đảm bảo an toàn cho người bệnh, và gây tê để giúp loại bỏ mọi cảm giác đau đớn của người bệnh.

– Bước 3: Tiến hành ghép xương

Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm lộ vùng xương cần ghép bằng cách tạo vạt niêm mạc. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan chuyên dụng để khoan vào phần vỏ xương để tạo một hố nhỏ. Sau đó, sẽ đặt bột xương vào khung hàm. Cuối cùng, bác sĩ sẽ che bộ xương bằng màng xương và cố định chúng.

– Bước 4: Đóng vết mổ

Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc và kết thúc quá trình mổ.

– Bước 5: Theo dõi sức khỏe người bệnh, hẹn tái khám

Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe người bệnh bằng cách kiểm tra thân nhiệt và khả năng cầm máu. Nếu sức khỏe người bệnh ổn định, bác sĩ sẽ cho người bệnh ra về. Trước đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc vết thương tại nhà, kê thuốc giảm đau và hẹn tái khám nếu cần.

quy trình ghép xương ở răng

Quy trình thực hiện ghép xương răng

5. Lưu ý trước và sau khi ghép xương răng

Để toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, bạn cần chú ý những lưu ý trước và sau khi ghép xương.

5.1. Trước khi ghép xương răng

  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, ưu tiên nha khoa áp dụng thiết bị và công nghệ hiện đại, chẳng hạn như máy chụp CT 3D để xác định chính xác tình trạng xương hàm.

  • Lựa chọn bác sĩ thực hiện ghép xương có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo phẫu thuật an toàn, đạt hiệu quả cao nhất.

  • Trước khi ghép xương 4 – 6 tuần, tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, không quá lo lắng trước khi thực hiện phẫu thuật – điều này rất quan trọng. Bạn có thể tìm đến bác sĩ để tư vấn kỹ càng, giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng.

5.2. Sau khi ghép xương răng

  • Sau khi ghép xương, tình trạng chảy máu sẽ xuất hiện. Bệnh nhân cần cắn giữ gạc cầm máu cho đến khi máu ngừng chảy.

  • 1 giờ đầu sau phẫu thuật, tuyệt đối không khạc nhổ, ăn nhai.

  • Những ngày đầu sau ghép xương sẽ xuất hiện tình trạng vết thương sưng, đau. Bạn cần chườm đá giảm sưng đau và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Hạn chế tối đa những hoạt động thể chất quá sức.

  • Tái khám theo lịch hẹn và cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Có thể thấy, trước khi quyết định thực hiện ghép xương răng để cấy Implant, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lựa chọn phòng khám uy tín và chất lượng. Cũng như, sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định, dặn dò của bác sĩ để đạt được kết quả mỹ mãn nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline 028 224 399 25 hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook